Thanh sử: Việc chọn phong hào cho người được phong Tần, mà Phi và Quý phi thì không cần thiết?
Ở triều Thanh, khi có chiếu tấn phong tần, thông thường chỉ nói tấn XX làm Tần, nhưng không có phong hào, dùng chữ gì làm phong hào, sẽ do Lễ thần định ra. Lễ thần nghĩ ra vài cái, đến dâng cho Hoàng đế chọn.
Khi phong Tần cho Lâm thị và Trần thị, Lễ thần đã nghĩ ra các chữ “Cung (恭); Túc (肃); Ung (雍)” và “Mậu (茂); Dực (翊); Phương (芳)”, Hoàng đế đã chọn “Cung” và “Phương”, vì thế vào ngày 22 tháng 10 năm Càn Long thứ 59 tuyên bố chỉ dụ, phong Lâm thị làm Cung tần, phong Trần thị làm Phương tần. Sau đó trải qua hơn hai tháng chuẩn bị, vào ngày 29 tháng 12 cùng năm cử hành lễ sách phong.
Theo tư liệu lịch sử này cho thấy, thực ra trước khi có chiếu phong vào ngày 22 tháng 10, thì Hoàng đế đã quyết định phong Lâm thị và Trần thị làm Tần rồi, nhưng không có phong hào, khi Lễ thần nghĩ ra phong hiệu, sẽ trình cho Hoàng đế, sau khi Hoàng đế chọn, mới chính thức ban chỉ dụ tấn phong.
Cách làm này, đa phần xảy ra khi được phong Tần, nếu là phong Phi, Quý phi, thì người được phong lúc ở Tần vị đã có phong hào, không cần thiết lại nghĩ phong hào mới nữa.
Tại sao khi phong Tần lại xảy ra hình huống này?
Bởi vì Đáp ứng, Thường tại, Quý nhân, thông thường sẽ không có phong hào, đa phần là dùng họ xưng, cá biệt không sử dụng tên họ xưng, cái gọi là Phong hào, cũng dường như tùy ý, tỷ như trước phi Phương tần được phong Tần thì gọi là “Minh quý nhân”. Trước khi Từ Hi thái hậu phong Tần thì gọi “Lan quý nhân”.
Lời giải thích của nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên là dựa theo đại đa số tình huống, có người khi phong Tần, phong Phi vị hào thay đổi, phong hiệu cũng thay đổi.
Có người nói, khi đại thần dâng từ cho Hoàng đế chọn, đa phần đều chọn từ đầu tiên. Nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên thì không cho là như vậy, Hoàng đế thích từ nào, sẽ chọn từ đó, không có quy định, cũng không có quy luật.
Nguồn thông tin: Nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên.